Thế giới quanh ta: Cộng đồng Việt tại Nhật đã tăng gấp 4 lần so với năm năm trước, sắp vượt qua Philippines để giành vị trí thứ ba.
Trong nửa thập niên qua, nhiều thay đổi lớn đã diễn ra trong bức tranh nhân khẩu học về cộng đồng người nước ngoài trên thế giới đến sinh sống tại Nhật Bản. Cuối năm 2017, tuần san thế giới hôm nay có bài viết dài 4 trang về người Việt, theo Japan Times.
“Số người Việt tại Nhật đang tăng mạnh”, trích bài viết trong tạp chí. Số lượng người Việt tại đất nước mặt trời mọc đã tăng gấp 4 lần so với 5 năm trước, và tăng đáng kể tới 36,1% từ 2015 tới 2016.
Tính đến tháng 6/2017, số người Việt tại Nhật là 232.562 người, vượt qua Brazil để trở thành cộng đồng lớn thứ tư tại Nhật, và dự kiến sẽ nhanh chóng vượt qua cộng đồng 251.934 người của Philippines để giành vị trí thứ ba.
“Matsudo có rất nhiều trường dạy tiếng Nhật”, một đầu bếp tại nhà hàng Việt Nam ở đây cho hay. “Người nọ mách người kia, số lượng người Việt Nam tới đây tăng dần. Tuy nhiên, họ không mấy nổi bật có lẽ do ít người làm ăn ở đây”.
Năm ngoái, tỉnh Hiroshima xếp hạng thứ tư toàn quốc về số thực tập sinh người Việt.
Một khía cạnh tiêu cực của nhập cư là người Việt trở thành cộng đồng thiểu số có tỷ lệ phạm tội lớn nhất. Theo thống kê, năm 2015, người Việt có hơn 2.500 vụ vi phạm hình sự, vượt qua 2.300 vụ của Trung Quốc – cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại Nhật.
Một thông dịch viên cảnh sát công tác tại Chubu cho hay gần nửa số thực tập sinh và sinh viên Việt Nam không thể theo được tiền học và buộc phải bỏ dở chương trình, nhiều người trở thành tội phạm.
Tuy nhiên, theo một bài viết hồi tháng 10/2017 trên Wall Street Journal, ngoài số ít mặt trái đem lại, lực lượng lao động người ngoại quốc ở Nhật đang giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp địa phương.
Nếu không có sự giúp đỡ của họ, “chúng tôi có lẽ đã phải đóng cửa nhiều nhà hàng”, Yoshiteru Fukui, giám đốc tuyển dụng của RDC, công ty điều hành chuỗi nhà hàng sushi, trong đó có thương hiệu Gatten Sushi nổi tiếng, nhận xét.
theo tìm hiểu của gig.vn lương tối thiểu ở Nhật quá thấp để thu hút nhiều lao động bản xứ, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia châu Á khác. Năm 2015, lương tối thiểu ở Nhật cao gấp 21 lần so với Việt Nam, 12 lần so với Nepal, và ba lần so với Trung Quốc, theo số liệu từ viện nghiên cứu Dai-Ichi.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức lễ cầu siêu và tri ân các anh hùng hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988… như một sự lan tỏa về đất nước con người Việt Nam đến với thế giới.
Buổi lễ tưởng niệm diễn ra hôm 4/3 tại chùa Nisshinkutsu, Tokyo, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tham dự lễ cầu siêu có hòa thượng Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Tịnh độ tông Nhật Bản, trụ trì chùa Nisshinkutsu, thượng tọa Thích Minh Quang, đại diện giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà sư Srilanka tại Nhật Bản, các nhà sư Nhật Bản, lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cùng hơn 200 Phật tử, Việt Kiều, sinh viên, học sinh tại Nhật Bản.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trình chiếu phim tài liệu về hải chiến Gạc Ma, đọc lời tưởng niệm và tri ân các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là các chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma trong cuộc đánh chiếm của Trung Quốc.
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa thì nhiều tàu chiến Trung Quốc ngang ngược lao đến dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 (đảo Gạc Ma), HQ-605 (đảo Len Đao) và HQ-505 (đảo Cô Lin). Quân Trung Quốc sau đó đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội. 64 chiến sĩ đã hy sinh, nhiều đồng đội khác bị thương.
Sau phần đọc kinh, các Phật tử và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản thành kính thực hiện các nghi lễ Phật giáo, cầu cho anh linh các liệt sĩ siêu thoát. Ban tổ chức và những người tham dự đã cùng nhau thắp lên những ngọn nến xếp thành hình bản đồ Việt Nam, trong đó thể hiện rõ các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Hội Phật tử Việt Nam cho hay lễ cầu siêu thu hút sự quan tâm của dư luận Nhật Bản, góp phần giúp bạn bè quốc tế nhận thức rõ các cơ sở pháp lý và lịch sử, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.