Người mẹ đau xót vô cùng khi phát hiện cậu con trai đã bị ngã xuống thang máy tự động kẹp gần đứt tay tại sân bay Tân sơn Nhất.

Sáng 7/4, bé trai 17 tháng tuổi thiêm thiếp trong lòng mẹ sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. Bông băng quấn gần hết cánh tay phải, thỉnh thoảng cậu bé giật mình khóc, nấc nghẹn.

Người mẹ 26 tuổi mắt sưng húp, gương mặt nhợt nhạt. Gia đình cho biết chị khóc suốt từ hôm qua đến giờ vì dằn vặt, thương con. Chồng chị và người thân phải luôn an ủi 2 mẹ con.

Chị A. (mẹ bé P.) vẫn rất sợ hãi khi kể lại giây phút kinh hoàng xảy ra với con. Người mẹ cho biết khoảng 16 giờ chiều, hai mẹ con chị đang chờ máy bay về quê thì bé đứng dậy đi chơi. Sau đó quay nhìn con thì hoảng hồn phát hiện bé bị cuốn vào thang máy. Vứt bỏ hành lý, người mẹ vội lao ngay đến nhưng không kịp.

“Vụ tai nạn xảy ra nhanh chóng khoảng chưa đầy 2 phút nên tôi không kịp trở tay”, người mẹ chia sẻ.

thong-tin-moi-vu-be-trai-bi-thang-cuon-keo-dut-co-tay-3
Hình ảnh chụp lại từ X- quang cho thấy cổ tay bé trai bị gãy.

Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, gần 16h, bé trai được một số hành khách phát hiện ngã xuống thang cuốn cảm ứng tự động, cổ tay bị thang cứa gần đứt lìa, nên hô hoán. Thời điểm xảy ra sự việc, quầy đóng vì không có chuyến bay nào. Việc này đồng nghĩa với thang cuốn lúc đó không hoạt động.

Đội y tế sân bay được điều tới sơ cứu ngay sau đó rồi chuyển bé trai đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đến bệnh viện thăm hỏi, hỗ trợ gia đình.

Theo TS-BS Mai Trọng Tường, Trưởng khoa Vi phẫu Tạo hình – BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, khoảng 17 giờ ngày 6/4, BV tiếp nhận trường hợp bệnh nhi VNKP (17 tháng tuổi) trong tình trạng dập nát 75% cổ tay cả mặt trước lẫn mặt sau. Bệnh nhi đã lập tức được các bác sĩ đưa vào phòng mổ, xử lý nối, phục hồi gân, xương, mạch máu.

Kết quả chụp X quang cho thấy bé P bị dập mô mềm bàn tay phải; gãy xương bàn 3, 4 và 5; đứt gân duỗi 4 và 5. Chưa hết, bé còn bị dập đứt cung động mạch gan tay nông; dập cung động mạch gan tay sâu; dập thần kinh giữa trụ và cơ quan cốt nên buộc phải phẫu thuật.

“Trong trường hợp nếu tay đứt ngang thì việc nối sẽ dễ hơn, còn trường hợp này tổn thương dập nát nên rất khó, nối xong vẫn có khả năng bị tắc lại” – BS Tường phân tích.

thong-tin-moi-vu-be-trai-bi-thang-cuon-keo-dut-co-tay-2
BS Tường đang phân tích về ca bệnh. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

Trong quá trình phẫu thuật, các BS đã cắt lọc vết thương để loại bỏ mô dập nát. Sau đó, các BS tiến hành kết hợp xương bàn 3, 4 và 5 bằng đinh nội tùy. Tiếp theo, các BS khâu nối gân duỗi ngón 4, 5 vào gân duỗi ngón 2, 3. Cuối cùng, các BS nẹp bột để cố định cổ bàn tay.

Theo BS Tường, hiện phần tay nối đã có máu lên nhưng vẫn phải theo dõi sát, dùng những loại thuốc chống đông máu thì hy vọng mới ổn. Sau khoảng 10 ngày nếu mạch máu thông thì xem như cứu được tay. Cạnh đó, do dập nát quá nặng phần gân cơ nên nếu giữ được tay, sau này bệnh nhi cũng phải tập vật lý trị liệu để phục hồi dần dần.

Thời gian qua, BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM thường xuyên tiếp nhận những ca tổn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông gây ra. Tuy nhiên tai nạn từ thang cuốn với em bé nhỏ thế này được xem là ca đầu tiên.

“Với những trường hợp đứt gần lìa cánh tay như trường hợp này, bệnh nhân cần được sơ cứu, cầm máu, đưa tới BV càng nhanh càng tốt để kịp thời gian vàng. Nếu bệnh nhân được chuyển tới trễ quá thì thời gian vàng không còn nữa nên chi phải cắt bỏ” – BS Tường khuyến cáo.

thong-tin-moi-vu-be-trai-bi-thang-cuon-keo-dut-co-tay-1
Hiện tại bé đang nằm tại hành lang khoa Vi phẫu BV Chấn thương Chỉnh hình Ảnh: HÀ PHƯỢNG

Ghi nhận tại hiện trường, thang cuốn bé P. bị ngã nằm ở khu vực cửa ra máy bay số 3. Đây là khu vực phục vụ cho nhiều hãng hàng không khác nhau. Tại thời điểm xảy ra sự việc, khu vực này không phục vụ chuyến bay nào nên quầy được đóng lại.

thong-tin-moi-vu-be-trai-bi-thang-cuon-keo-dut-co-tay
Bàn tay em bé sau khi nhập viện dập nát đến 75%. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

Hiện, phần tay nối của cháu đã có máu lưu thông nhưng vẫn phải theo dõi sát và dùng những loại thuốc chống đông máu. Khoảng 7-10 ngày sau nếu mạch máu thông thì bàn tay của bé mới được xem là đã sống.

Theo bác sĩ Tường, do phần gân cơ bị dập nát quá nặng nên nếu giữ được tay, bệnh nhi sau này phải tập vật lý trị liệu. Xương tay của bé bị gãy nên cũng cần phải có thời gian phục hồi.

Nguyên nhân tai nạn đang được điều tra.

Mọi thông tin xã hỗi mới nhất về vụ việc sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục và gửi tới bạn đọc.

"Thông tin tổng hợp trong bài viết được đưa ra với mong muốn làm giàu thêm kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người. Chúng tôi hy vọng việc nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn có thể giúp hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống."