Những điểm trường lợp lá cọ tại điểm vùng cao Mường Lát Thanh Hóa. Lớp học xuống cấp, ẩm ướt, dột nát, thiếu sân chơi, bàn ghế cũ kỹ… là những khó khăn khi bước vào năm học mới đối với giáo viên, học sinh nơi đây.
Bản Phá thuộc xã đặc biệt khó khăn của vùng
Di chuyển từ thành phố Thanh Hóa đến huyện Lang Chánh chừng 150km. Phải vượt được dốc cao và qua sông mới có thể đến được điểm trường khu Phá (bản Phá) của Trường THCS Tam Văn.
Bản phá Là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng 135, bản Phá có 101 hộ dân, 503 khẩu với 99% là dân tộc Thái sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 39%, 100% làm nghề nông nghiệp.
Ngoài ra, đây còn có những điểm trường lợp lá cọ, 5 lớp học, 37 học sinh, nhưng chỉ có 3 phòng học cấp 4 đã xuống cấp, có 2 phòng học bằng gỗ lợp lá cọ.
Theo thông tin từ Gig.vn cập nhật, hiện còn xót lại bản Lót, cách trung tâm xã chừng 6 km, cơ sở vật chất của điểm trường này là 2 lớp học được làm bằng gỗ lợp lá cọ đã xuống cấp nghiêm trọng.
Còn nhiều điểm trường phải lợp lá cọ tại Huyện vùng cao Thanh Hóa
Khu Năng Cát của trường Mầm non Trí Nang (xã Trí Nang) là một trong những điểm trường lợp lá cọ tại huyện vùng cao Lang Chánh – Thanh Hóa. Bản năng cát nằm tại một trong những bản khó khăn nhất của xã. Cách trung tâm xã 14 km, đây cũng thuộc một trong những bản có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hiện Khu Năng Cát thuộc điểm trường lợp lá cọ phải sửa sang hoàn thiện. Tổng số 3 lớp học gồm 1 lớp trẻ và 2 lớp mẫu giáo với 57 học sinh. Còn ở những khu Cơn của trường tiểu học Yên Thắng 2, học sinh phải học ở nhà tranh tre
Theo tin từ các cơ sở Giáo dục, Ở khu Cơn, khu Vịn cơ sở vật chất cũng còn thiếu thốn nhiều, học sinh phải học ở nhà tranh tre tạm bợ.
Điểm trường lợp lá cọ phải nói khó khăn nhất là Trường Mầm non Giao Thiện, là một trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa, nằm cách trung tâm huyện Lang Chánh 20km. Tổng số có 142 học sinh nhưng mới có 3 phòng học, còn thiếu 5 phòng nên các cháu phải học tạm ở vòm chơi và học dồn lớp.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh, Ông Lê Minh Thư cho biết : vào năm học mới các xã, nhà trường đã có kế hoạch tu bổ cơ sở vật chất, bổ sung thêm trang thiết bị cho các điểm lẻ.
Tuy nhiên nguồn vốn sẽ huy động từ ngân sách tiết kiệm của xã giúp đỡ cho nhà trường vẫn còn hạn chế. Cần huy động vốn từ người dân, ngân sách tiết kiệm để tu sửa những lớp học có ván gỗ lợp cọ bị hư hại, sửa lại bàn nghế, quét dọn phát quang bụi rậm trong khuôn viên nhà trường.