Người nhà đưa cháu bé bị bạo hành đi bệnh viện thăm khám để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé!

Vụ việc đang lên cao trào rồi, xem clip đến đâu sôi máu đến đó. Cũng là phụ nữ, cũng có con mà sao hành hạ con người ta như thế.

Theo anh A. (bố bé gái 47 ngày tuổi bị người giúp việc dùng tay bóp miệng, đập vào đầu, tát vào mặt, tung hứng), gia đình đã đưa con đi bệnh viện khám sức khỏe và hiện đang được theo dõi về sang chấn tâm lý.

sức khỏe và đời sống
                                                  Ngôi nhà xảy ra vụ việc

Người dân khu phố phẫn nộ với nữ giúp việc bạo hành bé hơn 1 tháng tuổi

Trưa 23/11, nhiều người dân ở tổ dân phố số 2, phường Quang Trung, TP Phủ Lý, Hà Nam vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghe tin cháu bé hơn 1 tháng bị người giúp việc bạo hành. Hiện tại sự việc đang được Công an TP Phủ Lý vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, khi xem clip ai ai cũng phẫn nộ trước hành động của người giúp việc tên H. (57 tuổi, quê Nam Định).

Các hành vi này đã được camera an ninh của gia đình ghi lại. Theo hình ảnh trong clip, khi bé gái khóc, người giúp việc đã không dỗ dành mà liên tục dùng tay đánh vào lưng, mông, tát vào mặt bé gái. Sau đó, người này còn tung bé gái khoảng 10 lần lên không trung, rồi tiếp tục đánh vào lưng, mặt và chửi bới.

đời sống sức khỏe
                                              Hình ảnh nữ giúp việc bạo hành cháu bé.

Sự việc này nhanh chóng dấy lên làn sóng bất bình. Lực lượng chức năng cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ.

Vào tối ngày 23/11, Trung tá Lê Đức Tùng, trưởng Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam), cho biết Cơ quan điều tra Công an Phủ Lý vừa ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Hàn (còn gọi là Hoàn, 58 tuổi, trú tại Bình Thượng, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, Nam Định) để điều tra làm rõ hành vi hành hạ cháu bé hơn 1 tháng tuổi xảy ra trên địa bàn. Biện pháp ngăn chặn được cơ quan điều tra thực hiện sau khi làm việc với bà Hàn và những người liên quan.

Vụ bé gái 1 tháng tuổi bị hành hạ dã man: Gia đình nạn nhân lên tiếng

Theo thông tin được Gig.vn cập nhật, bà nội của cháu bé cho biết gia đình đã đưa bé lên một bệnh viện tư ở Hà Nội để khám sức khỏe. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận sức khỏe cháu ổn định. Hiện tại, cháu đang ăn, ngủ bình thường. Đặc biệt, bác sĩ cũng khuyên gia đình nên theo dõi sang chấn tâm lý của trẻ.

Theo gia đình, đây không phải là lần đầu tiên người giúp việc này có hành vi bạo hành với bé. Được biết, gia đình chi P thuê bà Hàn qua một trong tâm môi giới việc làm.

Hàng ngày, chị N.P ở nhà chăm con, còn bà Hàn hoặc chồng chị sẽ là người đưa đón bé lớn đi học.

Nhưng mấy ngày gần đây, buổi sáng và chiều chị N.P hoặc chồng thường rời nhà để đưa đón bé thứ nhất đi học. Những lần phải ra ngoài đón bé lớn, sau khi về nhà chị P. phát hiện con gái khóc, mặt đỏ ngầu nên đặt máy quay.

Đến tối 22/11, chị T.N.P đã kiểm tra camera gia đình và bàng hoàng trước hành vi của người giúp việc trên.

“Cháu vẫn bú mẹ bình thường, song không được nhiều, rời mẹ ra lại quấy khóc. Ông bà hai bên đều rất lắng. Mỗi lần nhìn thấy con ngủ giật mình, tôi lại xót xa. Điều tôi quan tâm và mong mỏi nhất bây giờ là con không bị ảnh hưởng về sau”, Chị P. tâm sự.

Vụ bé gái 1 tháng tuổi bị hành hạ dã man: Cháu bỏ có thể bị sang chấn tâm lý

Trước sự việc trên, PGS.TS Phạm Văn Học, khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi trung ương, khuyến cáo bố mẹ cần đưa cháu bé bị bạo hành đi khám sức khỏe ngay lập tức. Trẻ sơ sinh bị bạo hành có thể bị sang chấn tâm lý, sợ hãi dẫn tới bỏ ăn (bú), ngủ, hay khóc và cáu gắt.

Bên cạnh đó, những chấn thương bên ngoài có thể nhìn thấy như vết thâm tím, cào xé… Nguy hiểm hơn là chấn thương không thể nhìn thấy như rạn nứt, gãy xương…, nhất là với phần não bộ.

Bác sĩ Học cho biết nhiều chấn thương phần não có biểu hiện ngay nhưng cũng có những chấn thương tiềm ẩn, chỉ được phát hiện sau khi được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng. Bác sĩ này tỏ ra lo ngại trước hành động tung ném đứa trẻ của người giúp việc.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khi bị rung lắc mạnh, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, nên rất nguy hiểm. Hành động thô bạo với trẻ sơ sinh có thể gây ra tổn thương não vĩnh viễn, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng lâu dài.