Hòn đá chữ ở Bình Định được dân gian đồn rằng, đây chính là nơi chôn cất kho báu của vua Chămpa nên ra sức đào bới tìm kiếm. Vậy thực hư sự việc như thế nào?
Dùng bùa ngải tìm kho báu “Hòn đá chữ”
Theo tin tức Gig.vn, trong vô số những câu chuyện về kho báu ở Hố Giang, người dân nơi đây thường kể câu chuyện một cậu bé nhà nghèo, nghe lời đồn đoán về kho báu nên mải miết đi tìm để đổi đời.
Bà Nguyễn Thị Trinh (71 tuổi, ngụ thôn Thành Sơn Tây) cho biết, dòng người cứ nối tiếp nhau kéo đến suối nước Hố Giang đào bới, săm soi từng gốc cây của Hòn đá chữ. Ban đầu là những người ở xa tìm đến, sau đó kéo theo sự tò mò hiếu kỳ và tham gia của những người địa phương.
Tất cả đều nuôi một hy vọng là tìm thấy kho báu nằm đâu đó dưới lòng đất Hố Giang. Nhưng sau nhiều năm ròng, khi đa số các nhóm người đến đây đào bới rồi đều thất vọng ra về.
Theo tin tức thị trường kinh doanh, chẳng những giới săn cổ vật, dân tìm phế liệu, mà cả những thầy bùa, thầy pháp, thầy phong thủy cũng đến đây tìm kiếm kho báu hòn đá chữ.
Ông phụng một người dân địa phương cho biết thêm “Cách đây gần 15 năm, sau khi các cơ quan chức năng tiến hành khai quật Hố Giang rồi rút đi, nhiều người đã kéo đến đây đào bới để tìm vàng. Có ông thầy pháp còn mời cả người Chăm đến tìm, thuê người dân trong vùng đến đào bới, ăn ngủ luôn trong hố hòn đã chữ.
Sau đó, lực lượng công an, bộ đội được cử đến túc trực tại Hố Giang mới bảo vệ được di tích này, nếu không thì bây giờ đã bị đào bới sạch cả rồi”
Giải mã hòn đá chữ ở Bình Định
Giải mã về kho báu, hòn đá chữ ở Bình Định, dựa vào những dấu tích của người Chămpa còn lưu lại trên những vùng núi hiểm trở của dải đất Bình Định. Tiếp đó nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết, vùng núi hiểm trở được Indravarman V chọn làm kinh đô sơ tán.
Tuy nhiên, đó chỉ là giả thuyết, vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu. Nếu thật sự Hố Giang ẩn chứa đằng sau hòn đá chữ, kho báu Bình Định là nơi sơ tán thì ở đây cũng không có bất kỳ kho báu nào. Vì sơ tán là một việc cấp bách nên không có thời gian để mang theo vàng hay bất kỳ đồ gì quý giá.
Cũng theo thông tin ông Hòa nguyên Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cho biết, hòn đá Chữ ở suối Hố Giang chính là bia Thành Sơn, được người Pháp thống kê từ năm 1932 cùng với 18 văn bia Chămpa khác ở tỉnh Bình Định. Dựa vào đặc điểm nét chữ vuông (nét chữ Chăm tròn ra đời muộn hơn nét chữ vuông) trên hòn đá Chữ, các nhà khoa học cho rằng văn bia này được ghi từ thế kỷ XII.